• 0
  • 2
  • 8
  • 3
  • 8
  • 3
  • 6
  • 4
  • 2
  • 4
  • 8
  • 0
  • 9
  • 0
  • 9
  • 7
  • 9
  • 8
  • 9
  • 0
  • 7
Facebook
G+
Youtube
Skype
CHI PHÍ KHỞI NGHIỆP - CHI TIẾT LÀ TẤT CẢ

Chi phí khởi nghiệp: Chi tiết là tất cả

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần thuê một căn nhà, lấp đầy nó bởi bàn làm việc là bạn đã khởi nghiệp thì đã hoàn toàn sai lầm. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, cần có kế hoạch cẩn thận và tính toán tỉ mỉ đối với các chi phí khởi nghiệp.

 

Ngược lại, họ cầu trời khấn phật vào một nhóm khách hàng với mong muốn là nguồn thu đó sẽ giúp họ sống qua ngày cho đến khi trở nên thành công rực rỡ. Nhưng tất nhiên cách làm này sẽ chỉ dẫn đến thất bại hoặc những thành công rất hạn chế.

Lên kế hoạch tài chính cho một công ty mới khởi nghiệp

LÊN KẾ HOẠCH TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU

Kế hoạch kinh doanh - một bản đồ chi tiết về doanh nghiệp mới - rất cần thiết cho việc khởi nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh sẽ đưa đến việc xem xét các chi phí khởi nghiệp khác nhau cho doanh nghiệp. Đánh giá chi phí quá thấp sẽ dẫn đến ảo tưởng về ​​lợi nhuận ròng quá cao, tình huống không tốt cho bất kỳ chủ doanh nghiệp nhỏ nào.

Chi phí khởi nghiệp là chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra một doanh nghiệp mới . Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, và vì thế có thể dẫn đến các loại chi phí khởi nghiệp khác nhau. Doanh nghiệp bán hàng qua mạng sẽ vận hành khác so với các doanh nghiệp có mặt bằng cố định các quán cà phê có những yêu cầu khác so với nhà sách.

Tuy nhiên, có một vài chi phí chung phổ biến cho tất cả các loại hình kinh doanh :

  •     Chi phí nghiên cứu
  •     Phí bảo hiểm, phí giấy phép và bản quyền
  •     Thiết bị và vật tư
  •     Quảng cáo và tiếp thị
  •     Chi phí đi vay
  •     Chi phí lương
  •     Chi phí công nghệ

1. Chi phí nghiên cứu

Cần tiến hành nghiên cứu cẩn thận ngành công nghiệp và thành phần người tiêu dùng trước khi bắt đầu lập một doanh nghiệp. Một số chủ doanh nghiệp chọn thuê các công ty nghiên cứu thị trường để hỗ trợ họ trong quá trình đánh giá. Đối với những chủ doanh nghiệp chọn cách này, chi phí nghiên cứu thị trường phải được tính đến trong kế hoạch kinh doanh .

2 . Phí bảo hiểm, phí giấy phép và bản quyền

Trong hầu hết các lĩnh vực, các doanh nghiệp ​​sẽ phải xin các loại giấy phép kinh doanh từ các cơ quan chức năng và y tế. Có thể một số doanh nghiệp chỉ cần giấy phép cơ bản trong khi những doanh nghiệp khác phải có giấy phép ngành nghề cụ thể. 

3 . Thiết bị và vật tư

Tất cả loại hình kinh doanh đều đòi hỏi một số thiết bị và vật tư cơ bản. Trước khi thêm chi phí thiết bị vào danh sách các chi phí khởi nghiệp, cần đưa ra quyết định: thuê hay là mua. Tình trạng tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quyết định này. Thậm chí ngay cả khi bạn có đủ tiền để mua thiết bị, những chi phí không thể tránh được có thể khiến việc đi thuê (với ý định mua sau) trở thành một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, quan trọng là phải nhớ rằng, bất kể tình trạng tiền mặt của bạn như thế nào, hợp đồng thuê không phải lúc nào cũng là tốt nhất, tùy thuộc vào loại thiết bị được cho thuê và các điều khoản của hợp đồng thuê.

4 . Quảng cáo và tiếp thị

Một công ty hoặc doanh nghiệp mới không thể tự mình quảng bá. Tuy nhiên, quảng cáo và khuếch trương doanh nghiệp không đơn giản chỉ là đặt quảng cáo. Công việc đó còn bao gồm tiếp thị (marketing)- tất cả những gì một công ty có thể làm để thu hút khách hàng. Một lần nữa, các công ty thuê ngoài thường được nhờ cậy đến trong quá trình này.

5 . Chi phí đi vay

Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải được cấp vốn. Có hai cách để gây vốn cho doanh nghiệp : huy động vốn cổ đông (equity financing) và vay vốn (debt financing). Thông thường, huy động vốn cổ đông đòi hỏi phải phát hành cổ phiếu, nhưng điều này không đúng với tất cả các doanh nghiệp nhỏ, như doanh nghiệp tư nhân. Đối với chủ doanh nghiệp nhỏ, nguồn khả dĩ nhất là khoản vay nợ dưới hình thức cho vay doanh nghiệp nhỏ. Chủ doanh nghiệp thường có thể nhận được khoản vay từ các ngân hàng, các tổ chức tiết kiệm và các Hiệp hội ngành. Giống như các khoản vay khác, các khoản vay kinh doanh có kèm theo các khoản lãi suất phải thanh toán. Các khoản thanh toán phải được lên kế hoạch từ khi bắt đầu khởi nghiệp, vì thiệt hại của việc vỡ nợ là rất cao .

6 . Chi phí lương

Các doanh nghiệp có kế hoạch thuê nhân viên phải lập kế hoạch về tiền lương và ưu đãi (nếu có). Việc không trả lương xứng đáng cho nhân viên có thể dẫn đến tinh thần làm việc thấp, thái độ nổi loạn và tiếng xấu cho công ty, tất cả đều có thể là thảm họa đối với một công ty.

7 . Chi phí công nghệ

Đối với một doanh nghiệp, chi phí công nghệ bao gồm chi phí trang web, hạn tầng công nghệ thông tin và các phần mềm (bao gồm cả phần mềm kế toán và tính lương). Một số chủ doanh nghiệp nhỏ chọn thuê công ty ngoài thực hiện các chức năng này để tiết kiệm tiền.

TIỀN MẶT CÓ SẴN

Tốt nhất là lúc nào bạn cũng nên có một số tiền dành riêng cho các chi phí bị bỏ qua hoặc không mong muốn. Hầu hết các công ty lớn thất bại vì họ không đủ thanh khoản hoặc thiếu tiền mặt để đối phó với vấn đề đột xuất trong mùa kinh doanh.

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP HỢP TÁC

Điều quan trọng cần lưu ý rằng các chi phí khởi nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ khác với chi phí khởi nghiệp của doanh nghiệp hợp tác hoặc công ty. Một số chi phí bổ sung sẽ phát sinh trong quan hệ đối tác bao gồm các chi phí pháp lý của dự thảo thỏa thuận hợp tác và lệ phí trước bạ nhà nước. Các chi phí khác sẽ phát sinh trong công ty bao gồm lệ phí cho việc thành lập công ty, văn bản dưới luật và các điều khoản của giấy chứng nhận cổ phần góp.

Tạo lập một doanh nghiệp mới có thể là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, quá chìm đắm trong sự phấn khích và bỏ qua các chi tiết thường có thể dẫn đến thất bại. Trên hết, hãy quan sát và tham khảo ý kiến ​​những người đã kinh qua việc này trước đây, không có lời khuyên nào là vô ích cả.