• 0
  • 2
  • 8
  • 3
  • 8
  • 3
  • 6
  • 4
  • 2
  • 4
  • 8
  • 0
  • 9
  • 0
  • 9
  • 7
  • 9
  • 8
  • 9
  • 0
  • 7
Facebook
G+
Youtube
Skype
BLDS 2015 VÀ QUY ĐỊNH MỚI VỀ LÃI SUẤT CHO VAY

So với Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật  Dân sự mới sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2017 sẽ có nhiều quy định mới về lãi suất cho vay.


Mới đây, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự 2015, thay thế cho Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đây. Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, với nhiều nội dung mới, trong đó đáng kể có thể kể đến những quy định mới về lãi suất trong hợp đồng cho vay.

 

Nếu như trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các bên trong hợp đồng cho vay có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá 150%  của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. và trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ thì trong Bộ luật Dân sự 2015 hạn mức lãi suất tối đa mà các bên được thỏa thuận đã được hạ xuống, đồng thời pháp luật đã mở rộng quyền thỏa thuận cho các bên trong trường hợp hợp đồng cho vay có tính lãi nhưng không không xác định lãi cụ thể. Theo đó, Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

"1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

 

Ngoài ra, Bộ luật  dân sự 2015 mới còn quy định mới về trách nhiệm trả lãi trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo khoản 5 Điều 466; "Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

 

Đây cũng là điểm mới so với Bộ luật Dân sự năm 2005 (Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định các trường hợp trên các bên đều chỉ căn cứ vào lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm tương ứng, quy định này vô hình chung làm hạn chế quyền thỏa thuận của các bên trong hợp đồng).
Như vậy ta có thể thấy 
Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều quy định mới theo hướng linh hoạt, mở rộng quyền năng cho các chủ thể trong quan hệ dân sự, từ đó thúc đẩy các chủ thể này tham gia tích cực hơn vào các quan hệ này.